Truy cập nội dung luôn

Tìm kiếm nội dung hỏi đáp

Vui lòng điền tiêu đề câu hỏi hoặc tên người hỏi vào ô tìm kiếm dưới đây.
Thêm mới

Những giấy tờ cần thiết để đổi thẻ hướng viên du lịch quốc tế

  • Tác giả: Văn Khôi

  • 18/05/2022 09:27

Những giấy tờ cần thiết để đổi thẻ hướng viên du lịch quốc tế
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 18/05/2022 11:27

Trả lời:

Bạn Văn Khôi thân mến!

Bạn có thể tra cứu trực tiếp TTHC của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên trang https://motcua.quangngai.gov.vn/trang-chu?p_p_id=tracuutthc_WAR_egovtracuuportlet&p_p_lifecycle=1&p_p_state=maximized&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-3&p_p_col_count=3&_tracuutthc_WAR_egovtracuuportlet_javax.portlet.action=traCuuTTHC, hoặc có thể liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn Quầy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Trung tâm PV Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh, điện thoại 0255.3935555

Xin giấy phép xây dựng

  • Tác giả: Tấn Linh

  • 18/05/2022 09:25

Hiện tôi muốn xây nhà ở tại Nghĩa Phú và xin giấy phép xây dựng, tôi muôn hỏi là ba tôi đi xa không trực tiếp xin được thì tôi có đi thay được không ( có cần giấy uỷ quyền không ) Nếu tôi thuê công ty thi công thì họ tự làm, hay ba tôi phải trực tiếp đi ( vì ba tôi ở xa )
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 18/05/2022 11:25

Trả lời:

Bạn Tấn Linh thân mến!

Bạn có thể tra cứu trực tiếp TTHC của UBND thành phố Quảng Ngãi trên trang https://motcua.quangngai.gov.vn/trang-chu?p_p_id=tracuutthc_WAR_egovtracuuportlet&p_p_lifecycle=1&p_p_state=maximized&p_p_mode=view&_tracuutthc_WAR_egovtracuuportlet_javax.portlet.action=tracuuTTHCACT, hoặc có thể đến liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn tại bộ phận một cửa UBND thành phố Quảng Ngãi, điện thoại 0255 3 836 440

Có được tính phép năm đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không? Nghỉ trong giờ làm việc được quy định thế nào?

  • Tác giả: Duy Anh

  • 18/05/2022 09:22

Có được tính phép năm đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không? Nghỉ trong giờ làm việc được quy định thế nào? Thời gian nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Mong được giải đáp thắc mắc
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 18/05/2022 10:23

Trả lời:

Bạn Duy Anh thân mến!

Tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có quy định:

Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động

- Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

- Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau trong năm vẫn được tính thời gian làm việc để tính ngày phép hàng năm cho người lao động. Nhưng với điều kiện thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đó không được quá 2 tháng trong vòng 1 năm.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động và Sở LĐTBXH đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ?

  • Tác giả: Đức Lân

  • 18/05/2022 09:18

Xin được hỏi trách nhiệm của người sử dụng lao động và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 18/05/2022 10:19

Trả lời:

Bạn Đức Lân thân mến!

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ 

Căn cứ Điều 8 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ như sau:

1. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hằng năm chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời giờ làm việc quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp quyết định thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Thông tư này thì phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau:

a) Lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Khi lập, điều chỉnh kế hoạch, phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Tham khảo các ví dụ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày; thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động;

c) Trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật lao động về tiền lương;

d) Báo cáo định kỳ hằng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về việc thực hiện Thông tư này trong báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ 

Căn cứ Điều 9 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thời giờ làm việc của NLĐ làm các công việc thời vụ như sau:

1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn Thông tư này đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn.

2. Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Báo cáo định kỳ hằng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc thực hiện Thông tư này của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đóng trên địa bàn cùng với báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Hợp đồng bảo hiểm không được lập thành văn bản có được không?

  • Tác giả: Văn Quang

  • 17/05/2022 14:49

Em có mua bảo hiểm nhân thọ của một đơn vị kinh doanh bảo hiểm sắp tới sẽ ký hợp đồng bảo hiểm em muốn biết hợp đồng bảo hiểm mà không lập thành văn bản có được không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 17/05/2022 17:49

Trả lời:

Bạn Văn Quang thân mến!

Căn cứ Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định về hình thức hợp đồng bảo hiểm như sau:

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Theo đó, hợp đồng bảo hiểm bắt buộc phải được lập thành văn bản, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm thì không bắt buộc phải là văn bản.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NGÃI

Địa chỉ: 52 Hùng Vương, Nguyễn Nghiêm, Quảng Ngãi

Điện thoại Ban Biên tập: 0255 3712 135 - Fax: 0255 3 822 217 - Email: bbt@quangngai.gov.vn

Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Việt - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi

Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi.

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này