II. Giống:
2.1. Giống và phẩm cấp hạt giống:
- Sử dụng các giống
ngô lai có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày trong vụ Hè Thu, chống chịu với điều
kiện nóng hạn, ít nhiễm sâu bệnh và cho năng suất cao như: CP.333, CP.111, PAC
999, ĐK6919, NK67…
- Lượng giống gieo
trồng: 20 kg/ha

Hạt giống
2.2.
Thử tỷ lệ nảy mầm:
Trước khi gieo hạt thử
tỷ lệ tỷ lệ nảy mầm bằng cách: đếm 100 hạt giống ủ trong cát ẩm hoặc bọc trong bao
vải, hàng ngày bổ sung nước cho đủ ẩm, sau ủ 5 - 6 ngày kiểm tra tỷ lệ nảy mầm. Nếu
tỷ lệ nảy mầm đạt trên 80% là đạt yêu cầu.

Sau khi gieo 10 ngày
III. Chọn đất và kỹ thuật làm đất:
3.1. Chọn đất:
Cây ngô lai có thể trồng
trên nhiều loại đất khác nhau như đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất phù sa được
bồi đắp hàng năm, đất đỏ, đất bạc màu...Nhưng thích hợp nhất là đất phù sa được
bồi đắp hàng năm, kế đến là đất đỏ. Vì những loại đất này tơi xốp, nhiều chất
dinh dưỡng, lớp đất mặt sâu và có độ ẩm thích hợp. Không nên trồng ngô lai trên
vùng đất nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay vùng bị ngập úng.
3.2. Làm đất, rạch hàng, bón phân lót:
3.2.1.
Làm đất:
Ngô có bộ rễ chùm rất phát
triển, có thể lan rộng với bán kính trên 0,5m và ăn sâu trên đến 1m . Do vậy, đất
trồng ngô cần đựợc phay đất sâu 18-20cm. Sau khi phay lần 1, rãi đều vôi, phân
chuồng trên mặt ruộng và phay cho đến khi đất tơi, nhuyễn (thường phay 2-3 lần)
3.2.2. Rạch
hàng:
- Trồng hàng
đơn:
Tùy
theo tính chất của đất và giống ngô có thể bố trí hàng đơn theo các khoảng cách
cụ thể như sau:
+
Hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây: 25cm
+
Hoặc hàng cách hàng 70 cm và cây cách cây 25 cm.
+
Mật độ 61.000 - 71.000 cây/ha.
- Trồng hàng
đôi (hàng rộng, hàng hẹp)
- Mật độ khoảng 66.000
cây/ha
Khoảng cách giữa 2 hàng hẹp: 30 - 35 cm
Khoảng cách giữa 2 hàng rộng: 80 - 90cm

Gieo hạt giống theo hàng
* Cách
lên hàng, bón phân lót:
Ø
Cách 1:
* Lên hàng bằng tay: Đóng cọc, giăng dây; cọc cách cọc 1,1-1,2m; dùng cuốc
rạch hàng (lấy 1 lớp đất nhẹ để tạo hàng); bón toàn bộ vôi và phân lót theo
hàng, xáo lại cho phân trộn đều với đất,
lấy đất bỏ lên 2 bên mép hàng tạo thành rãnh sâu 15 -20cm hoặc lấy đất
dưới rãnh lấp phân dày 7-10cm
Ø
Cách 2:
*Lên hàng bằng máy: Điều chỉnh 2 lưỡi cày của máy cày cách nhau 1,1-1,2m
, kéo hàng; bón toàn bộ vôi và phân lót theo hàng, xáo lại phân cho trộn đều
trong đất, lấy đất bỏ lên 2 bên mép hàng tạo thành rãnh sâu 15 -20cm
* Lưu ý: Chân đất lúa có tầng đế cày, khó rút nước khi gặp mưa
lớn hoặc tưới thừa nước nên cần phải tạo rãnh cao và rãnh rút nước xung quanh
ruộng
IV. Gieo hạt
- Đối với
hàng đơn: Gieo trên 2/3 mép rãnh
- Đối với
hàng đôi: Gieo hạt trên 2 mép rãnh cách nhau 30-35cm, gieo hạt cách hạt 25cm
(hơn 1 gang tay), mỗi hốc gieo 01 hạt;
- Dùng ngón
tay ấn hạt sâu 2-3cm (tuỳ thuộc vào độ ẩm lúc gieo).
- Nên gieo dự
phòng 2 đầu hàng hoặc trong bầu để dặm.
* Lưu ý:
+ Khi gieo hạt
đất phải đủ ẩm
+ Nếu đất không đủ ẩm cho hạt nảy mầm thì cho nước theo rãnh vừa đủ thấm
đất, sau 1-2 ngày tỉa hạt.
+ Tuyệt
đối không gieo dưới đáy rãnh
V. Bón phân
5.1.
Lượng phân khuyến cáo bón cho 01 ha
Cây
ngô thích nghi rất cao đối với đạm, ở ngô lai không có hiện tượng lốp đổ khi
bón nhiều phân đạm như lúa, nhưng tùy loại giống, đất đai mà xác định lượng
phân bón cho có hiệu quả nhất. Nhu cầu phân bón cho cây ngô lai cao nhưng phải
bón cân đối đúng lúc, đúng kỹ thuật để phát huy hết tiềm năng về năng suất.
Lượng
phân khuyến cáo bón cho 1ha như sau:
- 8- 10 tấn
phân chuồng + 500kg phân Lân Super + 360 - 400 kg phân Urê + 140 kg phân
Kaliclorua + 400 kg vôi
Lượng phân bón cho 1 sào 500m2:
400-500kg phân chuồng + 25 kg phân Lân
Super + 18-20 kg phân Urê + 07 kg phân Kaliclorua + 20 kg vôi)

5.2. Cách bón:
* Cách bón: (Tính cho 1 sào = 500m2)
- Bón lót: Bón 100%
P/C + 100% vôi + 100% Lân Super + 03kg
Urê (Bón khi rạch hàng)
-
Bón thúc: Lượng phân Urê và Kaliclorua còn lại, chia làm 03 lần.
+ Lần 1:
Bón lúc cây có 3- 4 lá,
-
Bón với
lượng 05-6 kg Urê + 02 kg Kaliclorua/sào.
-
Bón
phân theo hàng cách gốc 10cm,
-
Bón
phân kết hợp xới xáo, diệt cỏ.
+ Lần
2:
Bón lúc cây có 7 - 9 lá,
-
Bón với
lượng 5-6 kg Urê + 02 kg Kaliclorua/sào.
-
Bón
phân theo hàng cách gốc 10 -15cm,
-
Bón
phân kết hợp xới sâu, diệt cỏ.

+ Lần
3:
-
Bón
lúc cây có loa kèn,
-
Bón với
lượng 05kg Urê + 03 kg Kaliclorua/sào.
-
Bón
phân kết hợp vun cao gốc.
-
Lấy đất giữa 2 hàng rộng vun vào gốc.

* Lưu ý:
- Đối với chân đất bạc màu tuỳ theo tình
hình sinh trưỏng của cây mà qui đổi một phần lượng phân trong mỗi đợt bón thành
phân hỗn hợp DAP hoặc NPK để bón cho phù hợp.
- Ở giai đoạn chín sữa, chín sáp nếu cây
ngô có biểu hiện thiếu dinh dưỡng thì bón bổ sung 2-3 kg NPK (16-16-8)/sào (Tuỳ
mức độ thiếu)
VI. Các biện pháp chăm sóc khác:
6.1. Xử lý bằng thuốc cỏ tiền nảy mầm
Sau khi gieo hạt 1- 3 ngày sử dụng một trong các
loại thuốc cỏ tiền nảy mầm: DUAL GOLD
960 EC, DIBSTAR 50EC hoặc ANTACO 500ND
* Khi sử dụng thuốc cần
lưu ý:
+
Tránh thuốc tiếp xúc với hạt giống.
+ Phun thuốc đất phải đủ ẩm.



(Liều
lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn trên
nhãn bao bì)
6.2. Dặm, tỉa, bẻ cờ, lột lá chân:
-
Dặm:
+ Dặm hạt (Trong điều kiện thuân lợi): Ủ hạt
nứt nanh, sau khi mọc tiến hành dặm ngay.
+ Dặm cây: Lúc cây có 3 lá tiến hành dặm.
Khi dặm không được làm đứt rễ mầm của cây đem dặm.

Tỉa dặm
- Tỉa
định cây: Khi cây có 5 lá tiến hành tỉa định cây, không để mật độ quá dày ảnh
hưởng đến năng suất sau này.
-
Bẻ cờ: Sau khi cây ngô thụ
phấn thụ tinh (héo râu) tiến hành bẻ cờ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái
và hạn chế rệp gây hai. Cắt cờ chừa lại 3-4 lá phía trên trái. Không được cắt
sát trái khi ngô chưa đến thời kỳ chín sáp (Bao bi còn xanh).
- Tuốt lá:
-
Khi bước sang giai đoạn chín sáp nên tuốt lá
chân.
-
Tuyệt đối không được tuốt lá mang bắp và 2 lá dưới
bắp.
-
Lột lá chân lúc này sẽ hạn chế bệnh khô vằn phát
sinh gây hại và tận dụng làm thức ăn cho trâu bò.

6.2.
Tưới, tiêu nước:
- Tưới nước:
Áp dụng
phương pháp tưới thấm theo rãnh vừa tiết kiệm nước, vừa phù hợp với nhu cầu cây
ngô, tưới vừa đủ ẩm, không nên tưới thừa nước.
Tưới nước cần
lưu ý các thời kỳ sau:
+ Từ
khi mọc đến 3 - 4 lá: ngô có khả năng chịu hạn. Nếu ở thời gian này đất có độ ẩm
thấp, rễ ngô phát triển xuống sâu hơn, thuận lợi cho sự dinh dưỡng về sau.
+ Thời kỳ 3 - 4 lá đến 7 - 8 lá: ngô bắt đầu sinh trưởng
mạnh hơn. Độ ẩm đất thích hợp 70 – 80 %, độ ẩm đất ở thời kỳ này có ảnh hưởng lớn
đến sinh trưởng của ngô về sau.
+ Thời kỳ 7- 8 lá đến 13 - 14 lá:
Nhu cầu nước và sinh trưởng của ngô tăng dần. Đây là thời kỳ đầu của quá trình
phát dục,
thời
kỳ phân hoá cờ của ngô và cũng là thời kỳ cần cung cấp đầy đủ nước, dinh dưỡng
để ngô tăng trưởng về số lượng, tạo điều kiện cho trổ cờ và phun râu tốt về
sau.
Tưới thấm
+ Thời kỳ trỗ
cờ phun râu cần tưới đủ nước. Nếu đất khô ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến quá
trình thụ phấn thụ tinh, ngô không đủ hạt.
+ Từ lúc ngô thâm râu đến chín: Nhu cầu nước của ngô giảm
dần, chỉ cần duy trì độ ẩm đất 60 -70%
- Tiêu nước:
Cần tiêu lượng nước thừa ngay sau khi tưới và sau khi có mưa lớn.
VII. Phòng trừ sâu bệnh: Cần chú ý một
số đối tượng sâu bệnh hại chính:
7.1. Sâu
hại
7.1.1.
Sâu xám:
* Đặc tính sinh sống, gây hại
-
Sâu non tuổi 1 gặm lá non làm thủng lỗ chỗ hoặc khuyết mép lá. Từ tuổi 2
sâu sống dưới đất, đêm chui lên phá cây. Tuổi 2 - 3 gặm quanh thân cây. Tuổi 4
trở lên cắn đứt thân cây.
-
Sâu non có tính giả chết ban ngày ẩn náu dưới đất, đêm chui lên cắn ngang gốc
cây con (khi cây có 3-5 lá), và cắn phá rễ làm cây héo.
-
Sâu hóa nhộng trong đất.


* Biện pháp
phòng trừ
- Cày bừa đất kỹ, dọn sạch tàn dư cây trồng trước khi
gieo trồng để diệt trứng, sâu và nhộng.
-
Gieo trồng đúng thời vụ, gieo tập trung, bón phân đúng quy trình kỹ thuật để
tránh thời kỳ xung yếu của cây trùng vào thời kỳ sâu non ra rộ.
- Ở những vùng đất thường bị hại nặng trước khi gieo
hạt cần xử lý đất bằng thuốc trừ sâu hạt: Diazinon, Diazan… với lượng 1-1,5 kg.sào
- Khi xuất hiện sâu xám gây hại dùng: Map Jono
700WP, Regent, karate… phun vào gốc cây hoặc xới nhẹ quanh gốc bắt sâu bằng
tay.
7.1.2. Sâu đục thân:
* Đặc tính sinh
học và gây hại
- Sâu non có 5 tuổi, khi đẫy sức ( dài khoảng 22 – 28
mm) sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi ngô, lá
bao.
- Vòng đời trung bình 35 – 40 ngày, trong đó thời gian
trứng 5 – 6 ngày, sâu non 20 – 25 ngày, nhộng 7 – 10 ngày, bướm đẻ trứng 1 – 2
ngày.
- Sâu thường
phá hại khi cây ngô đã lớn, từ khi có loa kèn, nhất là từ khi trổ cờ trở đi.
- Trưởng thành cái đẻ trứng thành từng ổ ở mặt sau của
lá bánh tẻ gần gân chính, mỗi ổ từ 20-100 trứng. Một con cái có thể đẻ 300
–1000 trứng, khi mới đẻ trứng có màu trắng sữa, sau 1 tuần trứng nở,
trứng thường nở vào buổi sáng.
- Sâu thường hại đọt cây, thân, bông cờ, trái ngô. Cây
bị hại kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lượng
hạt:
+ Đọt cây: Khi cây được 4-5 tuần tuổi, sâu tuổi nhỏ
thường cắn phá lá, chui vào đọt đục thủng đọt thành một lỗ xuyên ngang nên khi
lá phát triển có một hàng lỗ thẳng hàng, xếp ngang nhau, lá nhăn, vàng nhỏ.
+ Thân cây: Thường phá hoại 4 ngày sau khi gieo. Sâu
lớn thường đục từ nách lá, đục rỗng thân, làm hang, làm cây mất sức, thân
dễ bị gẫy. Nơi miệng lỗ của hang có những bã vàng như mạt cưa do phân và thân
ngô vụn thải ra.
+ Bông cờ: Cắn phá vào lúc cây ngô vừa ló bông cờ, làm
bông cờ ít hoặc không tung phấn và dễ bị gãy, héo.
+ Trái ngô: Sâu đục từ thân xuyên qua cuống trái, cắn
phá lõi và hạt ngô.

Sâu đục thân hại ngô
* Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, dùng giống cứng cây, bón phân
đầy đủ và cân đối N, P, K. Dùng thuốc: Diazinon xử lý đất trước khi
gieo hoặc rắc vào cạnh nách lá lúc ngô cloa kèn
- Thu gom thân ngô bị hại nặng tiêu hủy để diệt nhộng.
- Khi sâu tuổi nhỏ phun lên cây bằng thuốc: Virtako 40WG, Mapy 48EC, satrungdan
Padan 95 EC, Tungrell 25EC...
7.1.3. Rệp hại cờ ngô:
*Đặc tính sinh học, gây hại
- Ban
đầu, rệp cái có cánh từ các cây ký chủ dại bay tới các ruộng ngô, sinh sản và gây
hại.
- Rệp thường gây hại từ khi cây ngô có 8, 9 lá đến khi
thu hoạch. Rệp bám trên lá, trong nõn, bẹ lá, lá bi, hoa cờ v.v… chích hút nhựa
các bộ phận làm cây còi cọc, ngô nhỏ,
năng suất và chất lượng bắp giảm.
- Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn thức
ăn đầy đủ, nhất là những ruộng bắp gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng cao
hoặc ruộng bắp bị hạn. Đến cuối vụ khi cây bắp đã già, không còn thức ăn nữa
thì các con rệp có cánh di chuyển sang các ruộng bắp non hơn hay cây ký chủ
khác và duy trì trên các cây ký chủ này cho tới vụ bắp sau. Rệp còn là môi
giới truyền virus gây bệnh khảm lá, đốm lá bắp.

Rệp hại cờ ngô
* Biện pháp phòng trừ
Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu dọn
tàn dư cây trồng để cắt đứt nơi cư trú và nguồn thức ăn cho rệp ngô.
Trồng với mật độ hợp lý, tỉa cây sớm,
bón phân hợp lý để tạo sự thông thoáng cho ruộng ngô.
Khi rệp mới phát sinh có thể ngắt bỏ các ngọn non có ổ
rệp và diệt hết rệp, khi rệp phát triển nhiều thì dùng thuốc phòng
trừ như: Goldmectin 36EC, Emalusa 20.5EC, Tinero 36.1EC, Emamec 250EC…
7.2. Bệnh hại:
7.2.1. Bệnh cháy lá lớn, cháy lá nhỏ
* Bệnh cháy lá lớn
- Vết
bệnh lúc đầu xuất hiện trên lá những vệt nhỏ màu nâu nhạt sau lớn dần tạo nên
hình thoi màu nâu,
- Nhiều
vết bệnh liên kết với nhau làm lá bị cháy và rách,
- Bệnh
xuất hiện lá dưới trước rồi lan lên lá trên,
- Nếu
gặp trời ẩm ướt trên vết bệnh phía mặt dưới của lá xuất hiện lớp nấm mốc màu
đen.

Bệnh cháy lá lớn
* Bệnh cháy lá nhỏ
- Vết bệnh xuất hiện những chấm nhỏ màu nâu vàng sau
lớn dần tạo thành hình bầu dục hoặc hình tròn,
- Ở giữa màu hơi xám trắng, tiếp theo là màu đỏ, đến
màu vàng ở ngoài cùng,
- Nhiều vết bệnh kết hợp nhau làm lá khô cháy, bệnh
xuất hiện ở cả bẹ lá.
- Nấm gây bệnh cháy lá nhỏ thường phát triển ở điều
kiện thời tiết nóng ẩm, cây sinh trưởng kém. Nấm gây bệnh cháy lá lớn thường
phát triển khi ẩm độ cao và nhiệt độ tương đối thấp.
- Bệnh lây lan bằng bào tử, xâm nhập vào cây qua vết
thương xây xát. Bào tử nấm tồn tại ở tàn dư cây bệnh, hạt giống, trong đất.
- Nơi thâm canh không tốt, đất xấu dễ đóng váng bệnh
phát triển.

Bệnh cháy lá nhỏ
* Biện pháp phòng trừ
- Chủ yếu bằng biện pháp thâm canh đúng kỹ thuật để
cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt hạn chế được sự gây hại của nấm bệnh.
- Đất trồng cần có hệ thống tưới tiêu tốt, không để
mưa làm ngập úng. Đất trồng phải khô thoáng, tránh đọng nước.
- Thu hoạch xong thu gom cây bệnh tiêu hủy diệt nguồn
bệnh.
- Có thể dùng thuốc Boocđô 1% phun phòng bệnh khi cây
được 3-4 lá.
- Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc: Vicarben 50WP, Dizeb - M45 80WP, Tungmanzeb 800WP, Antracol 70WP), Tilt 250EC …
7.2.2.
Bệnh khô vằn:
* Triệu chứng gây hại:
- Bệnh do
nấm Rhizoctonia solani Kuhn
gây ra.Nấm này có phổ ký chủ rất rộng (lúa, bắp, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà
chua, bông, cải ngô, đậu đỗ, bèo tây,....)
- Nguồn bệnh
tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh, trong đất ở dạng hạch nấm có sức sống lâu
dài trên một năm.
- Bệnh
thường xảy ra khi trời ẩm ướt và mưa nhiều, nhất là trên những ruộng trồng dày,
bón phân không cân đối, bón thừa phân đạm, bệnh lây lan nhanh, ảnh hưởng lớn
đến năng suất.
- Bệnh hại trên các bộ phận phiến
lá, bẹ lá, thân và bắp ngô tạo ra các vết bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn
da hổ, hình dạng bất định như dạng đám mây. Vết bệnh lan từ các bộ phận phía gốc
cây lên tới áo bắp và bắp ngô, bông cờ làm cây, lá úa vàng tàn lụi, khô chết bắp
thối khô. Vết bệnh khô vằn ngô cũng tương tự vết bệnh khô vằn hại trên lúa.

Bệnh khô vằn hại ngô
* Biện pháp phòng trừ:
- Chọn những giống ngô ít nhiễm bệnh, hạt giống tốt,
gieo đúng thời vụ.
- Mật độ trồng vừa phải, không trồng quá dầy,
tránh úng đọng nước.
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tiêu
huỷ các tàn dư thân lá cây ngô bệnh sau thu hoạch.
- Làm đất, ngâm nước ruộng để diệt
trừ nguồn bệnh là hạch nấm và tàn dư trong đất.
- Khi bệnh xuất hiện có thể phun
thuốc Validacin 5SL; Tilt super 300ND, Rovral 50WP.
-
Phun 2 - 3 lần
cách nhau 10 ngày, kết hợp tỉa bóc lá bệnh khô chết trên cây.
-
Bón chế phẩm
Trichoderma vào đất trước khi gieo trồng hoặc pha nước tưới gốc sau khi cây con
đã mọc, phun vào gốc, mặt đất và cây con khi chớm có bệnh trên đồng ruộng.
7.2.3. Bệnh gỉ sắt
*
Triệu chứng
- Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá, có
khi ở bẹ lá và áo bắp.
- Vết bệnh lúc đầu rất nhỏ chỉ là một
chấm vàng trong, xếp không có trật tự, khó phát hiện,
- Về sau to dần, vết vàng nhạt tạo
ra các vết đốm nổi (1mm),
tế
bào biểu bì nứt vỡ, chứa một khối bột nâu đỏ, vàng gạch non, đó là giai đoạn
hình thành ổ bào tử hạ.
- Đến cuối giai đoạn sinh trưởng của
ngô, trên lá bệnh có thể xuất hiện một số vết bệnh là những ổ nổi màu đen, đó
là giai đoạn hình thành các ổ bào tử đông. Vết bệnh thường dầy đặc trên lá dễ
làm lá cháy khô.


Bệnh gỉ sắt ở lá Bệnh gỉ sắt ở hạt
* Biện
pháp phòng trừ:
- Cần dọn sạch tàn dư lá bệnh, cày
bừa kỹ để tiêu diệt nguồn bệnh ở đất
- Tăng cường các biện pháp thâm
canh kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt, tăng sức chống bệnh và hạn chế tác hại do
bệnh gây ra.
- Khi bệnh xuất hiện sớm lúc ngô có
5 - 6 lá, mà bệnh đốm lá cũng đồng thời xuất hiện cùng phá hoại thì có thể phun
thuốc như: Score 250ND ; Tilt 250EC ; Bayleton 25EC (WP) ...
7.2.4. Bệnh thối thân
Bệnh thường gây hại giai đoạn loa kèn trở về sau, nhất là vụ Hè thu khi có
mưa dông.
- Đối với bệnh này biện pháp phòng là chính, biện pháp sử dụng thuốc hóa
học hiệu quả thấp.
* Biện pháp phòng trừ
-
Từ giai đoạn loa kèn
trở về sau không nên tưới thừa nước, bón thừa đạm,
-
Khi xuất hiện bệnh nên
nhổ cây bệnh đem chôn hoặc đốt để tránh lây lan.
- Bỏ vôi vào gốc cây bị bệnh.

VI. Thu hoạch, chế biến, bảo quản:
6.1.Thời điểm thu hoạch ngô:
Nguyên tắc chung là khi ngô chín
sinh lí thì có thể thu hoạch. Ngô chín sinh lí được xác định bởi các biểu hiện
sau:
- Có thời gian sau khi thụ phấn khoảng
45-55 ngày (tuỳ theo giống và vụ gieo trồng)
- Lá bắt đầu vàng, lá dưới ngô đã
khô
- Lá bi đã
vàng, đôi khi các lá bên thấy vết sẹo đen ở chân hạt
- Độ ẩm hạt
khoảng 30-35% (tuỳ theo giống)
- Thu hoạch trước khi chín sinh lí
có thể làm giảm năng suất vì ngô chưa đủ thời gian tích luỹ vật chất vào hạt
nên khối lượng hạt thấp.
- Mặt khác, thu non khi lượng nước
trong hạt còn lớn sẽ tốn kém công sức, tiền để cho phơi, sấy khô, chất lượng hạt
giảm và khó bảo quản.
- Thu hoạch quá muộn, hạt có thể bị
mọt hoặc mốc làm giảm chất lượng hạt. Thực tế cũng khó thực hiện thu hoạch muộn
vì ảnh hưởng đến gieo trồng vụ sau.

Ngô đến thời kỳ thu hoạch
6.2.Kỹ thuật
thu hoạch
Đây
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi bảo quản. Các bước
tiến hành khi thu hoạch:
- Gặp ngày khô, nắng cần nhanh
chóng thu hoạch ngô đã chín về rải mỏng phơi khô.
- Nếu ngô chín vào đợt mưa dài
ngày, cần vặt râu, bẻ gập bắp ngô chúi xuống để nước mưa không thấm vào bên
trong làm thối hỏng hạt ngô. Đến khi nắng ráo sẽ thu về phơi.
- Ngô bẻ về không nên đổ đống vì
ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc.
- Việc cắt bỏ thân lá trước khi thu
hoạch khoảng 7-10 ngày là cần thiết để tập trung dinh dưỡng vào bắp và hạn chế
sự xâm nhập của dịch hại vào hạt qua thân, lá cây…
6.3. Tách hạt:
- Phần lớn hạt ngô được tách ra khỏi
bắp trước khi phơi, sấy. Nó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng, thiết bị
phơi, sấy; phơi sấy nhanh hơn và tiết kiệm kho chứa sau này.
- Có thể tách hạt bằng tay (thủ
công) và bằng máy (cơ giới), nhưng phải bảo đảm sự nguyên vẹn của hạt ngô, giữ
gìn và bảo vệ phôi hạt
- Cũng có thể bảo quản ngô cả bắp
mà không cần tách hạt như trong bảo quản ngô giống

Máy tách hạt ngô
6.4.Chế biến, bảo quản:
- Mục đích của phơi, sấy là làm giảm thủy phần của
nông sản, ức chế hoạt động trao đổi chất của nông sản và các vi sinh vật, công
trùng có trên nông sản.
- Ngô hạt không có vỏ trấu, nếu điều
kiện bảo quản không tốt (ngô chưa chín già, phơi chưa thật khô, dụng cụ chứa đựng
không kín...) chim, chuột, mốc, mọt có thể phá hỏng hoàn toàn trong vòng vài ba
tháng.
- Cần làm ngô khô đến độ ẩm 12-13% để có thể bảo quản an toàn, hạn chế mức độ hư
hỏng. Có thể cho hạt ngô vào chum vại, bao bì để bảo quản. bảo quản nơi cao ráo
tránh ẩm dột, chuột bọ gây hại ./.