Thứ Ba, 19-02-2019, 13:50 (GMT+7)
Thống kê truy cậpLượt truy cập: 1772574 Đang online: 15
27 2 2019  Tận
dụng mặt nước trên sông Trà Khúc để phát triển nghề nuôi cá lồng bè, năm 2018,
Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh đã triển khai mô hình nuôi cá lăng nha trong lồng.
Từ mô hình này đã chuyển giao công nghệ về kỹ thuật nuôi cá lăng nha trong lồng
bè, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đây là mô hình
nuôi mới, được triển khai đầu tiên tại huyện Sơn Tịnh.  Mô hình sản xuất rau an toàn theo phương pháp
thủy canh đã được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH-CN Quảng Ngãi thử nghiệm
thành công với 3 mô hình gồm: Mô hình thủy canh hồi lưu, mô hình thủy canh trên
máng chứa giá thể, mô hình tưới nhỏ giọt trên túi giá thể. Tuy nhiên, theo khuyến
cáo của cán bộ kỹ thuật của Trung tâm thì mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu
trên máng nhựa dễ thực hiện và cho hiệu quả cao nhất. Sau đây, chúng tôi xin giới
thiệu đến bà con giải pháp kỹ thuật mới này.  Từ năm 2016 - 2018, bằng nguồn vốn ngân sách
thực hiện các đề tài, dự án khoa học công nghệ của tỉnh, Trung tâm Giống tỉnh
Quảng Ngãi đã triển khai thành công dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm
sản xuất giống và nuôi thương phẩm Lươn đồng”. Sau gần 3 năm dự án được triển
khai, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã làm chủ được các quy trình kỹ
thuật cho sinh sản nhân tạo; chăm sóc, phát triển lươn giống và nuôi thương phẩm
lươn đồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Thành công của dự án đã góp phần đa dạng
hóa đối tượng nuôi, chủ động sản xuất được con giống có chất lượng cung ứng cho
người nuôi trong tỉnh; phát triển nghề nuôi lươn, tạo cân bằng cung - cầu trong
xã hội, giảm việc khai thác giống trong tự nhiên quá mức, bảo vệ nguồn lợi thủy
sản.  Hiện nay
mô hình nuôi lươn không bùn đang là một hướng đi mới và nhận được sự quan tâm của
người nuôi do khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi lươn truyền thống
cũng như khả năng thâm canh cao đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Mô hình này đã được Trung tâm Giống tỉnh triển khai thành công ở huyện Nghĩa
Hành, Bình Sơn và Tư Nghĩa. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật
nuôi lươn không bùn.  Dịch tả lợn
châu Phi - một bệnh truyền nhiễm mới ở lợn, rất nguy hiểm, khả năng lây lan cao
đe dọa trực tiếp ngành chăn nuôi lợn của tỉnh ta.
Thời gian qua, công tác chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh đã và đang được chú trọng đầu tư phát triển; đàn gia súc, gia cầm tăng
lên đáng kể về số lượng và chất lượng, trong đó đặc biệt là chăn nuôi lợn. Theo
số liệu thống kê đến ngày 01/4/2018, toàn tỉnh có khoảng 384.951 con lợn, trong
đó: Lợn thịt 304.299 con, lợn nái 80.054 con, lợn đực giống khoảng 598 con, với
các loại giống chủ yếu là Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain; ngoài ra việc
phát triển các giống lợn địa phương có chất lượng thịt thơm ngon như lợn Kiềng
sắt, lợn rừng lai cũng được người dân chú trọng. Số lượng lợn xuất chuồng khoảng
357.737 con. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt khoảng 22.558,1 tấn.
 II. Giống đậu đỗ
2.1. Giống lạc LDH.09
* Nguồn gốc xuất xứ: Giống lạc LDH.09 được Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (Viện KHKT NN DHNTB) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ (Viện Cây Lương thực và Thực phẩm) lai tạo và chọn lọc từ dòng số 9-37 của tổ hợp lai đơn ICG20 x 9205-H1. Công nhận giống sản xuất thử cho vùng DHHNTB theo quyết định số 358/QĐ-TT-CLT, 06/10/2017 của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)  Sau thành công với
mô hình nuôi heo thịt theo hình thức liên kết cùng doanh nghiệp, anh Phan Thanh
Cẩn, ở thôn Thuận Hòa, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành mạnh dạn đầu tư 2,6 tỷ đồng
xây dựng trang trại nuôi gà khép kín theo hướng an toàn dịch bệnh đem lại hiệu
quả kinh tế cao.  Nhằm từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống mới vào sản xuất,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân, huyện Bình Sơn đã đầu tư
cho nông dân xã Bình Thanh Tây thực hiện mô hình dưa hấu không hạt từ nguồn
kinh phí hỗ trợ của Công ty cổ phần PVI. Tuy mới trồng thử nghiệm lần đầu nhưng
mô hình cho năng suất cao, được thị trường ưa chuộng, nông dân phấn khởi.  Chịu khó tìm hiểu và lựa chọn một số giống gà đặc sản của người dân các
tỉnh phía Bắc đưa về chăn nuôi tại vườn nhà, mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng,
là cách làm kinh tế của nông dân Phạm Tuân, ở thôn Hòa Vinh, xã Hành Phước.  Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa làm cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp ở thành phố Quảng Ngãi đang giảm dần, vì thế, để tiếp tục giữ vững tăng trưởng của ngành nông nghiệp, thành phố Quảng Ngãi đã không ngừng chuyển giao khoa học kỹ thuật; triển khai và nhân rộng nhiều mô hình mới đột phá về năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Một trong những mô hình mới được triển khai vào cuối năm 2017 đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi là mô hình chăn nuôi vịt trời ở xã Tịnh Hòa.
 Khoa học công nghệ và đời sống số 02-2019 Xem thêm Bạn thấy giao diện website thế nào. Ý kiến của bạn:
|