Theo
báo cáo của Bộ Tài chính, công tác tài chính – ngân sách nhà nước 6 tháng đầu
năm tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, cán cân đối lớn của nền
kinh tế được đảm bảo. Đến hết tháng 6/2019, thu ngân sách nhà nước đạt 745,4
nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong
đó, thu nội địa đạt 51,1% dự toán, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2018; thu dầu
thô đạt 68% dự toán, bằng 100,7%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt
59,8% dự toán, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhìn
chung thu ngân sách trung ương và địa phương tiến độ đều đạt khá. Trong đó, thu
ngân sách trung ương đạt 51,5% dự toán, là mức cao nhất trong 5 năm trở lại
đây; thu ngân sách địa phương đạt 54,3% dự toán, với 50/63 địa phương thu đạt
trên 50% dự toán.
Tổng
chi Ngân sách nhà nước ước đạt 666,1 nghìn tỷ đồng, bằng 40,8% dự toán, tăng
2,6% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 27,7% dự
toán, giảm 8,5%.
Phát
biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ biểu dương những
kết quả đạt được của ngành Tài chính trong công tác thực hiện nhiệm vụ tài
chính, ngân sách 6 tháng đầu năm 2019, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Trong
thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành Tài chính tập trung quán triệt
phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”; tiếp
tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết
số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP của Chính phủ; Chỉ thị 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ; triển khai quyết liệt, hiệu quả 06 giải pháp tạo động lực thúc đẩy tăng
trưởng năm 2019 tại Nghị quyết số 23/NQ-CP; thường xuyên theo dõi, linh hoạt ứng
phó phù hợp với diễn biến tình hình, nỗ lực phấn đấu tạo chuyển biến mạnh mẽ,
thực chất hơn nữa để ổn định kinh tế vĩ mô, khơi thông động lực tăng trưởng.
Về
thu ngân sách nhà nước, kiên trì tăng thu khoảng 5% dự toán thu NSNN và không để
địa phương nào giảm nguồn thu, tất cả các địa phương phải hoàn thành dự toán
thu NSNN năm 2019,…
Tiếp
tục đẩy mạnh cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa, tăng tỷ trọng
chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; siết chặt kỷ luật tài
chính, ngân sách; tập trung thực hiện các giải pháp thu NSNN, phấn đấu vượt kế
hoạch đề ra, giảm số thuế nợ đọng xuống dưới 5% tổng thu NSNN; mở rộng
triển khai hóa đơn điện tử, chống thất thu thuế, chống chuyển giá. Tăng cường
phối hợp với các bộ, ngành liên quan, cấp ủy, chính quyền địa phương để
làm tốt công tác quản lý thu NSNN; rà soát, nắm chắc nguồn thu; tiếp tục
mở rộng cơ sở thuế; chủ động đề ra các giải pháp phù hợp với từng lĩnh
vực, địa bàn, đối tượng thu.
Chú
trọng công tác xây dựng dự toán NSNN năm 2020. Tích cực, tham gia hiệu quả, chất
lượng trong quá trình xây dựng và hoạch định chính sách và Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo. Tăng cường công tác phối hợp với các Bộ,
cơ quan để nâng cao hiệu quả phối hợp điều hành chính sách tài khóa - tiền tệ;
thực hiện phân bổ vốn, thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn của các dự án chậm tiến
độ, kém hiệu quả cho các dự án có nhu cầu sử dụng vốn để đẩy nhanh tiến độ giải
ngân vốn đầu tư công; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
T.D