Theo đó, dự án được triển khai gồm 3 hợp phần trên
địa bàn các huyện: Đức Phổ, Mộ Đức, Bình Sơn, Tư
Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi.
Cụ thể,tại hợp phần 1, Dự án sẽ hỗ trợ triển khai xây dựng
140 nhà chống chịu bão, lụt cho
các hộ nghèo với mức hỗ trợ không hoàn lại cho mỗi nhà là
1.700 USD từ Quỹ
khí hậu xanh (GCF); hỗ trợ từ nguồn vốn đối ứng theo
Quyết định 48/2014/QĐ-TTg (theo 03 mức: 12 triệu, 14 triệu và 16 triệu tùy hộ
gia đình đang cư trú tại các vùng khác nhau theo Quyết định 1049/QĐ-TTg ngày
26/6/2014)
Ngoài các mức hỗ trợ nêu trên, mỗi hộ
gia đình còn được vay ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội 15 triệu đồng để
xây nhà.
Hợp phần 2, dự án triển khai trồng
trên 133 ha rừng ngập mặn; hợp phần 3 tổ chức khoảng 14 lớp tập huấn về thông tin và dữ liệu rủi ro thiên tai
tại các địa phương tham gia dự án.
Tổng kinh phí thực hiện trên 16,5 tỷ đồng; trong đó vốn ODA (GCF viện trợ
không hoàn lại) 11,3 tỷ đồng, vốn
ngân sách tỉnh 5,2 tỷ đồng.
Rừng ngập mặn của dự án triển khai tại Bàu Cá Cái,
xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn
Dự án “Tăng cường khả
năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị
tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ khí hậu xanh (GCF) tài trợ và với sự hỗ
trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) được bắt đầu triển
khai thực hiện từ cuối năm 2017 tại các tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa, Quảng
Bình, Quãng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Cà Mau.
Tính đến cuối năm 2018,
với sự hỗ trợ của Dự án, đã có 1.098 căn nhà an toàn chống bão lụt được xây dựng,
gần 200 ha rừng ngập mặn được trồng và phục hồi, đồng thời khoảng 11.000 cán bộ
ở các cấp và người dân ở 100 xã thuộc các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình,
Quãng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Cà Mau được tập huấn về lập kế hoạch
và đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Năm 2019, dự án tiếp tục triển
khai xây dựng 1.300 căn nhà an toàn, phục hồi hơn 1.300 ha rừng ngập mặn và tổ
chức tập huấn rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho 152 xã tại các tỉnh vùng dự
án.
P.V