Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho biết, tính đến
31/12/2018, toàn quốc có trên 22.800 HTX (13.856 HTX nông nghiệp, 1.183 Quỹ Tín dụng nhân dân và
7.822 HTX phi nông nghiệp), tăng 8.500 HTX so với
năm 2003, thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia. Số lượng các HTX hoạt động hiệu quả chiếm khoảng
57% trong tổng số.
Doanh
thu bình quân của một HTX năm 2018 đạt 4,4 tỷ đồng/HTX, tăng khoảng 4,2 lần so
với năm 2003. Thu nhập bình quân của lao động
thường xuyên trong HTX cũng được tăng lên từ 15,7 triệu đồng/năm năm 2003 lên
36,6 triệu đồng/năm 2018.
Đóng góp của khu vực HTX thể hiện qua hai kênh:
đóng góp trực tiếp của khu vực HTX, tổ hợp tác (THT) vào tăng trưởng kinh tế và
đóng góp gián tiếp thông qua tác động tới kinh tế hộ thành viên. Trong
giai đoạn này, đóng góp của khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình chiếm trên 30%
GDP cả nước. Đây chính là đóng góp gián tiếp của khu vực HTX, THT thông qua tác
động tới kinh tế hộ thành viên mà hiện nay chưa thể tính toán cụ thể vào GDP.
Tại
điểm cầu Quảng Ngãi
Trong
thời gian gần đây, số lượng HTX nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị ngày
càng gia tăng, đang dần trở thành phương thức sản xuất tối ưu để phát triển bền
vững. Năm 2018, cả nước có gần 1.200 HTX tổ chức sản xuất gắn với chuỗi giá trị,
áp dụng công nghệ cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; nhiều HTX liên kết với
các siêu thị, doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp
phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh. Một số HTX đã chủ động
nghiên cứu, mở rộng thị trường, không những trong nước mà còn xuất khẩu.

Cơ
cấu HTX trong các ngành, lãnh vực năm 2018
Tại Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có 215 HTX đang hoạt động, với trên
310.000 thành viên, HTX hoạt động có hiệu quả chiếm 52%. Tương tự tình hình chung
của cả nước, sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, hoạt động khu vực KTTT, HTX phát triển cả về số lượng,
chất lượng, từng bước vượt qua tình trạng yếu kém kéo dài, có nhiều tín hiệu
phát triển trong tương lai. Bên cạnh kết quả đạt được, các HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng; một số HTX thực hiện đăng ký lại
còn hình thức, phương thức hoạt động không thay đổi, hoạt động sản xuất
kinh doanh còn thụ động, chưa đáp ứng được các quy định của Luật HTX năm 2012;
sự liên kết, hợp tác giữa các HTX chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp,…
Theo Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, mục
tiêu phát triển KTTT trong thời gian tới là sớm khắc phục các yếu kém,
hạn chế hiện nay, tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT. Xây dựng và phát triển mô hình KTTT, nòng cốt
là HTX bền vững trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và
nguyên tắc
HTX, phát huy hiệu quả trong việc thúc
đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên. Thu hút ngày càng
nhiều nông dân, hộ kinh tế cá thể và tổ chức tham gia KTTT, HTX, góp phần tạo việc làm,
xóa đói giảm nghèo, cải thiện công bằng xã hội. Nâng cao hình ảnh và vị thế của khu vực KTTT trong xã hội.
P.V