Đẩy
nhanh tiến độ bồi thường, GPMB và tiến độ thi công các công trình giao thông
trên địa bàn tỉnh
Trong
thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và yêu cầu tiến độ triển khai thi công,
hoàn thành các dự án: Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, đường bờ Nam sông
Trà Khúc, đường Nguyễn Trãi (giai đoạn 2), đường Nguyễn Công Phương (giai đoạn
2), Tiểu dự án GPMB đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Nâng cấp, mở rộng Quốc
lộ 1 đoạn Km1027 - Km1045+780.
Tuy
nhiên, đến nay vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc nên Chủ đầu tư không thể triển
khai thi công, làm chậm tiến độ thực hiện dự án, không phát huy hiệu quả đầu
tư, ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân. Những tồn tại, vướng mắc hầu hết
thuộc thẩm quyền xử lý của UBND cấp huyện và sở, ngành chức năng liên quan.
Do
vậy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa,
thành phố Quảng Ngãi rà soát những nội dung báo cáo và kiến nghị của Ban Quản
lý tại Báo cáo số 20/BC-BQL ngày 14/02/2017 để giải quyết theo thẩm quyền; trường
hợp gặp vướng mắc thì chủ động tham vấn Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng
dẫn hoặc kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Có
kế hoạch bàn giao mặt bằng cụ thể, làm cơ sở để Chủ đầu tư có kế hoạch triển
khai thi công phù hợp, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu. Báo cáo nguyên nhân còn tồn
tại, vướng mắc và cam kết kế hoạch triển khai thực hiện, bàn giao mặt bằng cho
Chủ đầu tư để báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, hoàn thành chậm nhất là ngày
17/3/2017; đây là cơ sở để nhận xét đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị theo quy định tại Quyết định 306-QĐ/TU ngày 25/5/2016 của Tỉnh ủy.
Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan xem
xét hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc (nếu có) khi UBND các huyện, thành phố
đề nghị; trường hợp vượt thẩm quyền thì khẩn trương tham mưu, đề xuất cụ thể để
UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh có trách nhiệm chủ
động phối hợp với các địa phương có liên quan để giải quyết các tồn tại, vướng
mắc liên quan đến công tác bồi thường, GPMB của các dự án. Có kế hoạch bố trí lực
lượng thi công ngay sau khi được địa phương bàn giao mặt bằng, tránh trường hợp
tái lấn chiếm.Theo dõi việc thực hiện của các địa phương, kịp thời báo cáo UBND
tỉnh (đồng gửi Sở Nội vụ) đối với những địa phương thực hiện chậm trễ, không
đúng cam kết hoặc lơ là thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đề
nghị Thường trực Huyện ủy các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Thường trực
Thành ủy Quảng Ngãi quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện, thành phố, các đoàn
thể chính trị - xã hội và UBND cấp xã trực thuộc có biện pháp hữu hiệu và quyết
liệt triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB các dự án nêu trên, sớm bàn
giao mặt bằng để Chủ đầu tư triển khai thi công, đảm bảo tiến độ, đưa công
trình vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Tăng
cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm
Chủ
tịch UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành
phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Kết luận của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Thực
hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ tại Nghị định 145/2013/NĐ-CP ngày
29/10/2013 về tổ chức ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức
khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài;
Chỉ thị và các công điện, văn bản chỉ đạo có liên quan của Thủ tướng Chính phủ
về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Không
tổ chức lễ hội truyền thống có mục đích thương mại, trục lợi. Không để xảy ra
các hành vi phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm các quy định về thực hiện nếp
sống văn minh trong lễ hội.
Việc
tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống phải bảo đảm trang trọng,
tiết kiệm, an toàn, đạt hiệu quả; tránh phô trương, hình thức, lãng phí. Sử dụng
ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Quán
triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm kỷ
cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động; tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ
hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công tham gia lễ hội trong giờ
hành chính (trừ trường hợp được giao thực thi nhiệm vụ);
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch kịp thời rà soát, điều chỉnh kế hoạch tổ chức lễ hội
cấp tỉnh (nếu có) và hướng dẫn các địa phương trong việc tổ chức lễ hội truyền
thống, không để xảy ra các hành vi phản cảm, gây bức xúc trong dư luận xã hội;
Thanh tra, kiểm tra quản lý và tổ chức lễ hội, kịp thời xử lý vi phạm theo thẩm
quyền và công bố công khai kết quả thanh tra trên các phương tiện thông tin đại
chúng của tỉnh.
UBND
các huyện, thành phố rà soát, kịp thời điều chỉnh kế hoạch tổ chức lễ hội, lễ kỷ
niệm theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn này, phù hợp với tình
hình thực tiễn của địa phương; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra an toàn
thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn
giao thông; tăng cường giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm
trong việc quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.
Tăng
cường công tác phòng, chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người trên địa
bàn tỉnh
Chủ
tịch UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang
người trên địa bàn tỉnh.
Theo
đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng
cường giám sát dịch bệnh chủ động trên các đàn gia cầm, hướng dẫn các cơ sở
chăn nuôi gia cầm thực hiện tiêm phòng cho đàn gia cầm, vệ sinh tiêu độc
khử trùng chuồng trại theo quy định; kịp thời thông báo cho ngành y tế địa
phương khi phát hiện ổ dịch để phối hợp triển khai các biện pháp xử lý cũng như
ngăn ngừa lây truyền sang người.
Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh tổ chức giám sát chặt chẽ tại các Cảng biển có tàu xuất/nhập cảnh, kịp
thời phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; triển khai các biện pháp
truyền thông cho hành khách xuất, nhập cảnh đi/đến vùng có dịch về các biện
pháp phòng, chống.
Tăng cường giám sát, phát hiện sớm
các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp cấp tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng, đặc
biệt lưu ý đối với các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết, cần
được lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm; chỉ đạo các
cơ sở khám chữa bệnh xây dựng phương án triển khai kịp thời các biện pháp cách
ly, điều trị, phòng chống lây lan dịch bệnh.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thú y
chia sẻ, cập nhật thông tin về tình hình dịch cúm trên gia cầm tại các địa
phương để chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xử
lý ổ dịch khi có dịch xảy ra.
Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tăng cường
phối hợp ngăn chặn, bắt giữ các trường hợp nhập lậu gia cầm qua biên giới, xử
lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán, vận chuyển
gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên
thị trường vào địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các chợ đầu mối.
Các cơ quan liên quan tăng cường
tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn ngừa cúm gia cầm lây lan
sang người. Vận động người dân hạn chế tiếp xúc vởi gia cầm ốm, chết và chất thải
từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông
thường; chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ, không
ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc;
khuyến cáo người dân đi/đến từ vùng dịch bệnh cúm gia cầm chủ động theo dõi sức
khỏe để phát hiện sớm, điều trị kịp thời hạn chế các biến chứng, tử vong.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo
các cơ quan chuyên môn y tế trên địa bàn phối hợp tốt trong các hoạt động
phòng, chống dịch bệnh; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của Ban chỉ
đạo phòng, chống dịch ở xã, phường, thị trấn; tập trung huy động các nguồn lực
xã hội trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
theo hướng dẫn của ngành y tế. Ưu tiên bố trí thêm nguồn kinh phí để đảm bảo
cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.
Rà
soát, đánh giá hiệu quả hoạt động các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
Chủ
tịch UBND tỉnh vừa có công văn đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,
các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh và yêu cầu các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố và các quỹ tài chính công ngoài ngân sách nhà nước rà
soát các văn bản, quy định có liên quan về quản lý các quỹ tài chính hiện hành,
trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách, chế độ quản lý
tài chính,… phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước.
Tiếp
tục rà soát các quy định hiện hành liên quan đến việc thành lập, hoạt động và
quản lý đối với các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong phạm vi,
ngành, lĩnh vực và địa bàn được phân công phụ trách; đánh giá hiệu quả hoạt động
để trên cơ sở đó quyết định hoặc kiến nghị dừng hoạt động hoặc cơ cấu lại các
quỹ theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Điểm 2 Công văn số 5365/UBND-KTTH
ngày 19/10/2015.
Tăng
cường giám sát, thanh tra và kiểm tra hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước,
đảm bảo quản lý sử dụng có hiệu quả, công khai minh bạch nguồn tài chính nhà nước,
xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Kiện
toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý quỹ tài chính nhà nước, thường xuyên nâng
cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức; phân loại và xác định rõ mô hình tổ
chức để quản lý phù hợp.
Các
cơ quan, đơn vị và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực
hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên; báo cáo kết quả thực hiện việc rà soát,
đánh giá hiệu quả hoạt động, kiến nghị việc dừng hoạt động hoặc cơ cấu lại của
các quỹ tài chính ngoài ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi về Sở Tài chính, chậm
nhất đến ngày 20/4/2017 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Sở
Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa
phương thực hiện đánh giá hiệu quả của từng quỹ tài chính ngoài ngân sách
nhà nước. Trên cơ sở đó, tham mưu UBND tỉnh việc dừng hoạt động hoặc cơ cấu lại
các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước. Hoàn thành chậm nhất là ngày
15/5/2017.
Chấn
chỉnh trình trạng học sinh bỏ học
Trong
thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tích cực vận động học sinh đến
trường, từng bước hạn chế số học sinh bỏ học ở các cấp học trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, theo báo cáo của ngành chức năng, tình trạng học sinh bỏ học, học
giã gạo tại các cấp học vẫn còn nhiều, nhất là sau các dịp Tết Nguyên đán cổ
truyền.
Để
chấn chỉnh tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu Sở Giáo dục
và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp
với các Sở, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kiểm
tra có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn
tỉnh và các nội dung khác theo nội dung chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại
Công văn số 1568-CV/TU ngày 03/3/2017.
Trong
đó, tập trung vào việc đánh giá trung thực, chính xác chất lượng giáo viên, học
sinh để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sát với từng đối tượng, từng bước nâng
cao chất lượng dạy và học ở các cấp học.
Tổ
chức kiểm tra thực tế tại các trường học có số học sinh bỏ học nhiều để có biện
pháp chấn chỉnh ngay tình trạng học sinh bỏ học, học giã gạo ở các cấp học; phối
hợp với các trường thường xuyên nắm bắt tình hình học tập của học sinh, nhất là
học sinh học yếu kém, kịp thời có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng để các em theo kịp
chương trình học, có kiến thức cơ bản để các em tích cực hơn trong học tập; đồng
thời có biện pháp, giải pháp chống lười học, trốn học, bỏ học ở các cấp.
Thực
hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài. Có cơ chế, chính sách tác động trực
tiếp đến việc hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động
các em bỏ học trở lại lớp. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động thiết thực tại trường,
tại lớp để thu hút các em đến lớp.
Các
huyện ủy, thành ủy chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bằng nhiều
hình thức phong phú để các tầng lớp nhân dân nhận thức được tầm quan trọng, vai
trò, lợi ích của việc học tập, tạo điều kiện thuận lợi để con em đến trường, hạn
chế tình trạng bỏ học của học sinh, xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao
dân trí, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Tổ
chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới 2017
Chủ
tịch UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện,
thành phố, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện đầy đủ nội dung Công văn
số 860/BTNMT-TNN ngày 02/3/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tổ
chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới 2017.
Chủ
tịch UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức Lễ Mít tinh và
các hoạt động phù hợp để hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2017 như: Tổ chức hội
nghị khoa học, tọa đàm; triển lãm, tổ chức diễu hành với chủ đề tài nguyên nước;
vận động nhân dân tham gia bảo vệ tài nguyên nước; phát động phong trào không lấn
chiếm bờ sông, hồ, phát tờ rơi và chiếu phim tư liệu, phóng sự về tài nguyên nước
trên các phương tiên thông tin đại chúng.
Với
chủ đề “Nước thải”, Ngày Nước thế giới năm nay hướng đến tuyên truyền, vận
động và nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giảm thiểu ô nhiễm nguồn
nước, tái sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước một cách tiết kiệm và hiệu quả. Bởi hiện trên toàn cầu, hơn 80% nước
thải xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý và không được tái sử dụng.
Phát
động tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn
triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi đợt 1 năm
2017” trên địa bàn tỉnh từ ngày 15/3/2017 đến ngày 15/4/2017.
Theo
đó, nội dung triển khai tập trung vào việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường
chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Cụ thể, đối
với các cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại tổ chức phát quang cây cỏ xung quanh
nhà nuôi gia cầm, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn theo quy định,
khơi thông cống rãnh khu vực chăn nuôi; Phun hóa chất để tiêu độc
toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần; Vệ sinh
sạch sẽ phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức
ăn chăn nuôi... sau mỗi lần vận chuyển.
Đối với các cơ sở, hộ gia đình: Quét
dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm; thu gom phân rác, chất độn chuồng
để đốt hoặc chôn; Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm
và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần; Vệ sinh sạch sẽ phương tiện vận chuyển, dụng cụ
sau mỗi lần vận chuyển.
Đối với cơ sở ấp nở gia cầm, thuỷ cầm:
Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường
ra vào cơ sở ấp; thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu huỷ; Phun hóa chất
tiêu độc khử trùng toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng,
các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở.
Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: Sau
khi gia súc, gia cầm được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nhốt giữ phải được vệ
sinh tiêu độc khử trùng; Nơi giết mổ phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi
ca sản xuất; Phương tiện vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm phải được vệ
sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ; Phát quang cây cỏ
xung quanh cơ sở, khơi thông cống rãnh.
Chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống ở
khu vực nông thôn và sản phẩm động vật: Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực
bán động vật, sản phẩm động vật, khu vực giết mổ và các vật dụng liên quan cuối
mỗi buổi chợ; Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun khử trùng
khi vào, ra khỏi chợ; Những quầy bán thịt phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc
tiêu độc, sát trùng cuối mỗi buổi chợ; Quét dọn, xử lý chất thải rắn ở chợ bằng
cách chôn hoặc đốt. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm cần quét dọn, vệ sinh,
phun tiêu độc một tuần một lần.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các
huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chức năng có liên quan, Uỷ ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn, phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội ở địa
phương triển khai ngay "Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn
nuôi" tại địa phương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối
hợp với Sở Y tế và các ban, ngành của tỉnh triển khai thực hiện; kiểm tra, giám
sát và tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 28/4/2017.
Tăng Khôi (tổng hợp)