I.Mục tiêu phát triển:
1) Mục tiêu vận tải:
- Đến năm 2015: Khối lượng
vận tải hàng hóa đạt 5,996 Tr.T, vận tải hành khách đạt 3,212 Tr.HK.
- Đến năm 2020: Khối lượng
vận tải hàng hóa đạt 10,418 Tr.T, vận tải hành khách đạt 5,183 Tr.HK.
- Đến năm 2030: Khối lượng
vận tải hàng hóa đạt 26,255 Tr.T, vận tải hành khách đạt 11,779 Tr.HK.
2) Mục tiêu vận tải hành khách bằng xe buýt công cộng:
-
Đến năm 2015: Khối lượng vận tải hành khách đạt 2,698 Tr.HK.
-
Đến năm 2020: Khối lượng vận tải hành khách đạt 4,346 Tr.HK.
-
Đến năm 2030: Khối lượng vận tải hành khách đạt 11,272 Tr.HK.
3) Mục tiêu phát triển
kết cấu hạ tầng:
- Đường bộ:
+ Hoàn chỉnh mạng lưới các trục
dọc, trục ngang theo quy hoạch, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV,
V và 100% mặt đường bằng BTN, BTXM.
+ Quốc lộ: Quy mô tối thiểu đạt
tiêu chuẩn đường cấp III, 100% mặt đường bằng BTN, BTXM.
+ Đường tỉnh: Quy mô tối thiểu
đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 100% mặt đường bằng BTN, BTXM.
+ Đường huyện:
Quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp V, 90% mặt đường rải nhựa, BTXM; đến
năm 2030: 100% mặt đường rải nhựa, BTXM.
+ Đường xã, thôn, khối phố: Quy
mô đạt tiêu chuẩn cấp V, VI và giao thông nông thôn loại A, B (theo tiêu chuẩn
22 TCN 210-92), 70% mặt đường rải nhựa, BTXM, 30% mặt đường rải cấp phối; đến
năm 2030: 100% mặt đường rải nhựa, BTXM.
- Đường sắt: Phát triển giao
thông vận tải đường sắt đồng bộ về kết cấu hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận
tải; hình thành mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh liên kết
với Khu Kinh tế Dung Quất theo đúng quy hoạch chuyên ngành được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Đường thủy nội địa: Đưa các tuyến
đang khai thác vào quản lý, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức quản lý
hành lang bảo vệ luồng theo phân cấp; thực hiện nạo vét cục bộ các luồng tuyến,
xây dựng kè bảo vệ những đoạn sông xói lở cùng với các biện pháp đảm bảo an
toàn giao thông đường thủy nội địa.
- Cảng biển: Xây dựng Cảng Dung Quất
là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, loại I trong hệ thống cảng biển
Việt Nam, gồm: Dung Quất I (hiện có) và Dung Quất II (theo quy hoạch xây dựng
cảng Dung Quất); Nâng cấp, cải tạo cảng Sa Kỳ thành cảng vệ tinh cho cảng Dung
Quất và một số cảng cá khác đảm bảo quy mô phù hợp.
- Hàng không: Thực hiện xây dựng theo
các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
II. Quy hoạch phát
triển:
1.
Quy hoạch phát triển
mạng lưới vận tải và phương tiện giao thông cơ giới:
a) Quy hoạch mạng lưới
vận tải đường bộ:
- Tuyến vận tải quốc tế liên vận: Tổ chức mở các tuyến từ thành phố Quảng
Ngãi đi đến các tỉnh thuộc nước Lào (Quảng Ngãi - Kon Tum - Lào; Quảng Ngãi -
Quảng Trị - Lào).
- Tuyến vận tải hành khách đường bộ liên tỉnh: Tổ chức lại vận tải hợp lý
trên một số tuyến đang khai thác từ thành phố Quảng Ngãi đến các tỉnh phía Nam
và đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức mở thêm các tuyến từ thành phố Quảng Ngãi
đi các tỉnh Tây Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên
Bái.
- Mạng lưới vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt:
+ Tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nội tỉnh: Tổ chức lại vận
tải hợp lý (nâng tần suất khai thác) 07 tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt
hiện đang khai thác và đến năm 2015 tổ chức mở thêm 03 tuyến từ thành phố Quảng
Ngãi đi Cổ Luỹ, Thạch Nham và thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng. Đến năm 2020
kéo dài tuyến xe buýt từ thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng lên trung tâm huyện
Tây Trà và kéo dài tuyến từ thị trấn Di Lăng lến trung tâm huyện Sơn Tây. Đến
năm 2030, khi các trục dọc, ngang mạng lưới giao thông đường bộ được hình thành
hoàn chỉnh thì sẽ nghiên cứu mở các tuyến các trung tâm huyện lỵ, các cụm, khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch đảm bảo kết nối giữa các vùng.
+ Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong TP Quảng Ngãi:
Trong giai đoạn 2016 - 2020 khi nhu cầu đi lại của người dân trong TP Quảng
Ngãi tăng cao, cũng như cơ sở hạ tầng giao thông cho phép sẽ tiến hành mở các
tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nội đô TP Quảng Ngãi.
- Vận tải hành khách công cộng bằng xe taxi: Trước mắt tập trung đầu tư
phương tiện khai thác trên địa bàn huyện Đức Phổ và Ba Tơ. Nâng số lượng phương
tiện hoạt động trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất.
b) Quy hoạch mạng lưới vận tải đường thủy: Tổ chức lại vận tải hợp lý tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, Châu Ổ - Sa Cần (hạ lưu
sông Trà Bồng), tuyến Sông Kinh Giang; đưa vào khai thác tuyến đảo Lớn - đảo Bé
(huyện Lý Sơn) và khi điều kiện cơ sở hạ tầng về đường thuỷ cho phép sẽ đưa vào
khai thác các tuyến còn lại là: tuyến sông Trà Khúc, sông Trà Bồng nối dài,
sông Vệ, sông Trà Câu, sông Thoa với sông Trường, Vạn Tường - Lý Sơn.
c) Mạng lưới vận tải
bằng đường sắt, đường hàng không: Thực hiện theo Quy hoạch của ngành đường sắt và hàng không đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Quy hoạch phương tiện
giao thông cơ giới: Trên cơ sở số lượng
phương tiện hiện có; số phương tiện hết niên hạn sử dụng theo quy định của
Chính phủ; dự báo nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa và sự phát triển kinh tế -
xã hội, nhu cầu phương tiện vận tải gia tăng giai đoạn 2012 - 2020 và định
hướng đến năm 2030 như sau:
TT
|
Phương thức vận tải
|
Đơn
vị
|
2011
|
Nhu
cầu phương tiện gia tăng
|
2015
|
2020
|
2030
|
I
|
Đường bộ
|
1
|
Vận tải
HH
|
Chiếc/Tấn phương tiện (TPT)
|
7.682/47.080
|
2.757/16.894
|
5.573/35.926
|
11.240/68.886
|
-
|
Xe tải
|
|
7.303/46.447
|
2.621/16.667
|
5.573/35.443
|
10.686/67.960
|
-
|
Xe cơ
giới khác
|
|
379/633
|
136/227
|
289/483
|
555/926
|
2
|
Vận tải
HK
|
Chiếc/ghế
|
3.444/39.188
|
2.190/24.921
|
1.923/21.877
|
7.858/89.410
|
-
|
Xe ô tô
khách
|
|
842/23.576
|
535/14.993
|
470/13.161
|
1.921/53.790
|
-
|
Xe ô tô
con
|
|
2602/15612
|
1.655/9.928
|
1.453/8.715
|
5.937/35.620
|
3
|
Xe máy
chuyên dùng
|
Chiếc
|
1.419
|
861
|
834
|
3.238
|
II
|
Đường thủy nội địa
|
1
|
Tàu
hàng
|
Chiếc/TPT
|
187/3.244
|
114/1.970
|
247/4.287
|
454/7.879
|
2
|
Tàu
khách
|
Chiếc/ghế
|
9/455
|
5/279
|
12/607
|
22/1.115
|
2. Quy hoạch phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông:
a) Đường bộ:
a.1) Các hành lang kinh tế kỹ thuật của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 được thiết kế dựa trên 06 trục dọc, 03 trục ngang như sau:
* Sáu trục dọc gồm:
- Trục dọc số 01: Trùng đường ven biển Quảng Ngãi (ký hiệu D1).
+ Điểm đầu: Ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh
Quảng Ngãi thuộc huyện Bình Sơn (giáp khu kinh tế mở Chu Lai).
+ Điểm cuối: Giao với đường ven biển tỉnh Bình
Định (tuyến ĐT.639) thuộc huyện Tam Quan, tỉnh Bình Định.
+ Tổng chiều dài: 128,6km.
+ Đến năm 2020: Đạt tiêu chuẩn đường cấp III
đồng bằng (Bnền = 12m, Bmặt = 11m), riêng đoạn Mỹ Khê -
Trà Khúc và Nam sông Trà Khúc đạt Bnền = 36m, Bmặt = 23m.
+ Định hướng đến năm 2030: Giữ nguyên giai đoạn
đến năm 2020.
- Trục dọc số 2: Trùng đường QL1 (ký hiệu D2).
+ Điểm đầu: Tại xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn
(Km1027).
+ Điểm cuối: Đèo Bình Đê, huyện Đức Phổ (Km1125).
+ Tổng chiều dài: 98km.
+ Đến năm 2020: Đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng
bằng (Bnền = 20,5m, Bmặt = 18m), riêng đoạn qua khu công
nghiệp VSIP đạt Bnền = 60m, Bmặt = 34m. Các tuyến tránh
qua thị trấn Châu Ổ và La Hà đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (Bnền
= 12m, Bmặt = 11m).
+ Định hướng đến năm 2030: Giữ nguyên giai đoạn
đến năm 2020. Các tuyến tránh QL1 đoạn qua thị trấn Mộ Đức và thị tứ Sa Huỳnh
đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (Bnền = 12m, Bmặt
= 11m).
- Trục dọc số 03: Trùng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Bình Định (ký hiệu D3).
+ Điểm đầu: Tại xã Bình
Nguyên, huyện Bình Sơn (Km99+300).
+ Điểm cuối: Ranh giới giữa
tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định.
+ Tổng chiều dài: 96,22km.
+ Đến năm 2020: Xây dựng hoàn
thành đường cao tốc đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi dài 88,2km đạt đường cao tốc loại
A (Bnền = 26m, Bmặt = 24,5m), riêng đoạn nối với QL1 dài
8,02km đạt cấp III đồng bằng (Bnền = 12m, Bmặt = 11m).
+ Định hướng đến năm 2030: Giữ
nguyên giai đoạn đến năm 2020.
- Trục dọc số 04: Trục dọc
Trung du (Bình Khương - Bình Mỹ - Trà Bình - Ba Gia - Nghĩa Sơn -
Nghĩa Lâm - Nghĩa Thắng - Chợ Chùa - Minh Long - Ba Động - Ba Cung - Ba Trang -
Phổ Ninh - thị trấn Đức Phổ), (ký hiệu là D4).
+ Điểm đầu: Tại xã Bình
Khương, huyện Bình Sơn.
+ Điểm cuối: Tại thị trấn Đức
Phổ, huyện Đức Phổ.
+ Tổng chiều dài: 92km.
+ Đến năm 2020: Nghiên cứu
khảo sát thực địa, đánh giá và lựa chọn hướng tuyến tốt nhất đảm bảo đáp ứng
hài hòa giữa các yếu tố về hình học trong thiết kế đường (bình đồ, trắc dọc,
trắc ngang) để làm cơ sở hoạch định đầu tư cho từng đoạn tuyến trong giai đoạn
sau.
+ Định hướng đến năm 2030: Đầu
tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường V (Bnền = 6,5m, Bmặt =
5,5m).
- Trục dọc số 05: Trục dọc
Miền núi (Trà Thanh - Trà Phong - Trà Trung - Di Lăng - Ba Tiêu) (ký hiệu D5).
+ Điểm đầu: UBND xã Trà Thanh (giao ĐT.622 tại Km50+200);
+ Điểm cuối: Giao với tuyến tránh đèo Viôlăk tại xã Ba Vì,
huyện Ba Tơ.
+ Tổng chiều dài: 121,02km.
+ Đến năm 2020: Giữ nguyên quy
mô hiện hữu (đường cấp IV, VI miền núi). Riêng đoạn từ Trà Phong đến ngã ba
giao với tuyến ĐT.626 hiện hữu dài 9,17km đạt đường cấp IV miền núi (Bnền =
7,5m, Bmặt = 6,5m).
+ Định hướng đến năm 2030: Giữ
nguyên giai đoạn đến năm 2020. Riêng đoạn
đi trùng QL24B (Di Lăng - Ba
Tiêu) và đoạn đi trùng QL24 (Cầu Kông Bà Ê đến Ba Vì) nâng cấp đạt cấp III miền
núi, đoạn từ Trà Thanh đến Trà Phong đạt cấp IV miền núi.
- Trục dọc số 06: Trùng đường
Trường Sơn Đông (ký hiệu D6).
+ Điểm đầu: Xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây.
+ Điểm cuối: Xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.
+ Tổng chiều dài: 31km (qua
địa phận tỉnh Quảng Ngãi).
+ Đến năm 2020: Giữ nguyên quy
mô hiện hữu.
+ Định hướng đến năm 2030:
Nâng cấp đạt cấp III miền núi (Bnền = 9m, Bmặt = 8m).
* Ba trục ngang
gồm:
- Trục ngang số 01: Dung Quất - Trà Bồng - Trà Thanh -
Trà My (ký hiệu N1).
+ Điểm đầu: Cảng Dung Quất.
+ Điểm cuối: Xã Trà Thanh (giáp ranh tỉnh Quảng Nam).
+ Tổng chiều dài: 80,69km.
+ Đến năm 2020: Nâng cấp đoạn
Dung Quất - Bình Long đạt cấp II đồng bằng (Bnền = 26m, Bmặt =
15m); Đoạn Bình Long - Trà Bồng đạt cấp III đồng bằng (Bnền = 12m, Bmặt
= 11m); Đoạn Trà Bồng - Trà Thanh giữ nguyên quy mô hiện hữu (đường cấp V
miền núi).
+ Định hướng đến năm 2030:
Nâng cấp đoạn Dung Quất - Bình Long đạt cấp I, quy mô 06 làn xe; Đoạn Bình Long
- Trà Bồng đạt cấp I, quy mô 04 làn xe; Đoạn Trà Bồng - Trà Thanh đạt cấp III
miền núi.
+ Đến năm 2020 sẽ trình Bộ
Giao thông vận tải xem xét cho nâng cấp thành Quốc lộ 24C.
- Trục ngang số 02: Cảng Sa Kỳ
- cầu Trà Khúc II - TT.Sơn Tịnh - TT.Di Lăng - TT.Sơn Tây - Nối vào đường Đông
Trường Sơn - ĐT.676 (KonTum) (ký hiệu N2).
+ Điểm đầu: Cảng Sa Kỳ.
+ Điểm cuối: Giao với tuyến ĐT.676, tỉnh Kon Tum.
+ Tổng chiều dài: 90,17km.
+ Đến năm 2020: Sửa chữa, khôi
phục mặt đoạn từ Sơn Hà - Sơn Tây đạt cấp VI (Bnền = 6m, Bmặt =
5,5m); kéo dài tuyến từ xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây đến giao với đường Trường
Sơn Đông đạt cấp IV miền núi (Bnền = 7,5m, Bmặt = 6,5m);
Nâng cấp, mở rộng QL24B đoạn (Km0 - Km18) đạt đường cấp III đồng bằng (Bnền
= 12m, Bmặt = 11m).
+ Định hướng đến năm 2030: Đầu
tư xây dựng mới đoạn tuyến từ Trường Sơn Đông đến giao với tuyến ĐT.676 của
tỉnh Kon Tum đạt cấp IV miền núi; Nâng cấp, mở rộng QL24B (đoạn thị trấn Sơn
Tịnh - thị trấn Di Lăng) đạt cấp IV đồng bằng.
- Trục ngang số 03: Đường ven biển
(xã Phổ An, huyện Đức Phổ) - Thạch Trụ - QL24 đến Kon Tum (ký hiệu N3).
+ Điểm đầu: Xã Phổ An, huyện Đức
Phổ.
+ Điểm cuối: Ranh giới với tỉnh Kon
Tum tại đèo Violăk thuộc QL24.
+ Tổng chiều dài: 65km.
+ Đến năm 2020: Đoạn Thạch Trụ - Phổ
Phong đạt đường phố chính đô thị (Bnền = 27m, Bmặt =
15m); Đoạn tuyến mới tránh đèo Viôlắk; Đoạn (Km8 ÷ Km50+345)/QL24 đạt cấp III
miền núi (Bnền = 9m, Bmặt = 8m); Đoạn Thạch Trụ - Phổ An và tuyến tránh phía Nam
thị trấn Ba Tơ đạt cấp III đồng bằng (Bnền = 12m, Bmặt =
11m).
+ Định
hướng đến năm 2030: Giữ nguyên giai đoạn đến năm 2020.
Đến năm 2020 sẽ trình Bộ Giao thông
vận tải chuyển đoạn tuyến xây dựng mới tránh đèo Viôlắk (từ Km50+345 ÷
Km82+200) thành QL24 và đoạn đèo Viôlắk hiện hữu thành một nhánh QL24B, chuyển
đoạn tuyến tránh phía Nam thị trấn Ba Tơ thành tuyến chính QL24 và đoạn tuyến
qua trung tâm thị trấn Ba Tơ chuyển thành đường đô thị; đến năm 2030 sẽ kéo dài
QL24 xuống đến đường ven biển.
a.2) Các tuyến đường tỉnh: Đến năm
2020 thiết kế quy hoạch gồm 13 tuyến như sau:
TT
|
Tên tuyến đường
|
Chiều
dài
|
Quy mô
|
1
|
Tuyến Châu Ổ (huyện Bình Sơn) - Sa Kỳ (huyện Bình Sơn)
|
23,6km
|
Đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng (Bnền = 9m, Bmặt = 8m)
|
2
|
Tuyến Quốc lộ 1 (Km1037+600 thuộc xã Bình Long, huyện Bình Sơn) - xã Trà
Phong (huyện Tây Trà)
|
67,67km
|
Đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng (Bnền = 9m, Bmặt = 8m), cấp IV miền núi (Bnền = 7,5m, Bmặt = 6,5m)
|
3
|
Tuyến Quốc lộ 1 (Km1040+030 thuộc xã Bình Long, huyện Bình Sơn) - xã Trà
Thanh (huyện Tây Trà), trùng với trục ngang số 01
|
57km
|
Đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (Bnền = 12m, Bmặt = 11m) và cấp V miền núi (Bnền = 6,5m, Bmặt = 5,5m)
|
4
|
Tuyến Quốc lộ 1 (Km1049+450 thuộc xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh) - Trà
Bồng
|
23km
|
Đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng (Bnền = 9m, Bmặt = 8m)
|
5
|
Tuyến Trà Thanh (huyện Tây Trà) - Sơn Dung (huyện Sơn Tây), trùng với
trục dọc số 5
|
97,84km
|
Đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi (Bnền = 7,5m, Bmặt = 6,5m), cấp V miền núi (Bnền = 6,5m, Bmặt = 5,5m)
|
6
|
Tuyến thành phố Quảng Ngãi - Cổ Luỹ
|
12,8km
|
Theo quy mô quy hoạch đường đô thị của thành phố Quảng
Ngãi
|
7
|
Tuyến thành phố Quảng Ngãi - Thạch
Nham
|
22km
|
Đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng (Bnền = 9m, Bmặt = 8m)
|
8
|
Tuyến thành phố Quảng Ngãi (điểm cuối đường Nguyễn Công Phương) - xã Ba
Động, huyện Ba Tơ (Km23+800/QL24)
|
54km
|
Đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (Bnền = 12m, Bmặt = 11m), cấp III miền núi (Bnền = 9m, Bmặt = 8m) và cấp IV miền núi (Bnền = 7,5m, Bmặt = 6,5m)
|
9
|
Tuyến Đức Nhuận (huyện Mộ Đức) - Mỹ Á (huyện Đức Phổ)
|
39,66km
|
Đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng (Bnền = 7,5m, Bmặt = 6,5m)
|
10
|
Tuyến Quốc lộ 1 (Km1066+100 thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa) - Sơn
Kỳ (huyện Sơn Hà)
|
63,6km
|
Đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (Bnền = 12m, Bmặt = 11m), cấp III miền núi (Bnền = 9m, Bmặt = 8m) và cấp IV miền núi (Bnền = 7,5m, Bmặt = 6,5m)
|
11
|
Tuyến biển Hàm An (xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức)
- đèo Đá Chát (Km15/QL24)
|
35,1km
|
Đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng (Bnền = 9m, Bmặt = 8m)
|
12
|
Tuyến Đạm Thủy (huyện Mộ Đức) - Hành Tín Đông
(huyện Nghĩa Hành)
|
18km
|
đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng (Bnền = 9m, Bmặt = 8m)
|
13
|
Tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh,
trùng trục dọc số 01
|
128,6km
|
đạt tiêu chuẩn đường cấp III
đồng bằng (Bnền = 12m, Bmặt = 11m), riêng đoạn Mỹ Khê - Trà Khúc và đường
bờ Nam sông Trà Khúc đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị (nền đường rộng
36m)
|
a.3) Quy hoạch các tuyến đường
huyện: Theo quy hoạch hệ thống giao thông đường huyện được cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Sau
năm 2020 các tuyến đường sau nâng cấp thành đường tỉnh:
- Tuyến đường từ trung tâm huyện lỵ Ba Tơ - Ba Trang - Phổ Ninh - Quốc
lộ 1 đi qua 2 huyện Ba Tơ và Đức Phổ thành đường tỉnh với tổng chiều dài 37km,
đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi (Bnền
= 6,5m, Bmặt = 5,5m).
- Tuyến từ Tịnh Đông (giao với QL24B tại Km40+100) - Trung tâm cụm xã
Trà Tân - Khu du lịch Cà Đam, chiều dài khoảng 30km, đạt tiêu chuẩn cấp V miền
núi (Bnền = 6,5m, Bmặt = 5,5m).
- Tuyến Quốc lộ 1 - Bình Minh - Trà Giang - Trà Thuỷ: Đi qua 02 huyện
Bình Sơn và Trà Bồng, chiều dài khoảng 30km, đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng
bằng (Bnền = 7,5m, Bmặt = 6,5m).
a.4) Quy hoạch các tuyến đường xã,
đường thôn, khối phố: Theo quy hoạch giao thông cấp xã phù hợp với quy hoạch
nông thôn mới.
a.5) Quy hoạch đường đô thị: Theo
quy hoạch xây dựng của các đô thị trên địa bàn tỉnh đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
a.6) Quy hoạch đường trong cụm công
nghiệp, Khu công nghiệp và KKT Dung Quất: Theo quy hoạch xây dựng được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
b) Bến, bãi đỗ xe:
- Trên địa bàn các huyện cần quy
hoạch xây dựng bến xe hoặc bãi đỗ xe hợp lý, phù hợp với tiêu chuẩn đô thị và
gắn kết với điểm đầu, điểm cuối các tuyến xe buýt nội tỉnh.
- Bến xe: Đến năm 2020
quy hoạch xây dựng 04 bến xe gồm: Thành phố Quảng Ngãi 02 bến xe tiêu chuẩn
loại 1 (Bến xe trung tâm và bến xe Chín Nghĩa); thị trấn Đức Phổ 01 bến xe và
Khu Kinh tế Dung Quất 01 bến xe đạt tiêu chuẩn loại 3.
c) Đường sắt: Thực hiện theo
quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia và quy hoạch đường sắt nhẹ, đường sắt
chuyên dùng của Khu Kinh tế Dung Quất, thành phố Quảng Ngãi mở rộng. Trong đó
kiến nghị: Khi có nhu cầu và đủ nguồn lực thì thực hiện mở rộng ga Quảng Ngãi
thành ga có 5 đường đón tiễn khách, ga Đức Phổ thành ga có 4 đường đón tiễn.
d) Đường thủy nội địa: Mạng lưới đường thủy nội địa được quy hoạch để quản lý và khai thác trên
các tuyến, gồm: Sa Kỳ - Lý Sơn; sông Trà Bồng đoạn Châu Ổ - Sa Cần (hạ lưu sông
Trà Bồng); sông Kinh Giang; Đảo Lớn (An Vĩnh) - Đảo Bé (An Bình); sông Trà Khúc; sông Trà Bồng nối
dài; sông Vệ; sông Trà Câu; sông Thoa và sông Trường; Vạn Tường - Lý Sơn.
e) Cảng hàng không sân bay:
- Sân bay chính vùng: Sân bay
Chu Lai sẽ là sân bay chính vùng. Ngoài việc khai thác các đường bay dân dụng
và quân sự, sẽ được phát triển thành trung tâm chuyển phát nhanh và trung
chuyển hàng hóa của khu vực.
- Sân bay chuyên dụng: Gồm 03 sân bay,
dự kiến bố trí hai sân bay trực thăng trong Khu kinh tế Dung Quất và
một sân bay trực thăng trong TP Quảng Ngãi.
f)
Quy hoạch cảng biển:
- Cảng biển Dung Quất: Theo quy
hoạch chi tiết xây dựng cảng Dung Quất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cảng Sa Kỳ: Là bến vệ tinh,
tiếp nhận đồng thời 01 tàu 1.000DWT và 01 tàu khách 200 ghế.
5. Công nghiệp cơ khí giao thông vận tải:
Quy
hoạch 03 Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa và lắp ráp phương tiện xe cơ giới tại:
Phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi (đô thị Dốc Sỏi, huyện Bình Sơn), thành phố Quảng Ngãi
và phía Nam tỉnh Quảng Ngãi (huyện Mộ Đức).
III. Quỹ đất dành cho giao thông vận tải:
1. Nhu cầu, cơ cấu nguồn vốn đầu tư
và phân kỳ đầu tư:
a) Theo nguồn vốn đầu tư:
Để thực hiện được mục tiêu quy hoạch đề ra trong giai đoạn 2012 - 2020 thì
tổng mức đầu tư phát triển Giao thông vận tải là 53.290 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh
chiếm 34,62%, vốn ngân sách địa phương chiếm 43,11% và vốn do tổ chức, cá nhân
đầu tư chiếm 22,27%, cụ thể:
TT
|
Nguồn vốn
|
Giai đoạn (tỷ đồng)
|
Tỷ lệ
(%)
|
2012 - 2015
|
2016 - 2020
|
Tổng cộng
|
|
Tổng cộng
|
21.336
|
31.954
|
53.290
|
100,00%
|
1
|
Vốn ngân sách Trung ương đầu tư
trên địa bàn tỉnh
|
9.790
|
8.658
|
18.448
|
34,62%
|
2
|
Vốn ngân sách địa phương
|
7.158
|
15.814
|
22.973
|
43,11%
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
- Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW + TPCP
|
4.491
|
9.416
|
13.908
|
|
|
- Vốn cân đối ngân sách tỉnh
|
1.387
|
3.457
|
4.844
|
|
|
- Vốn ngân sách huyện, xã
|
1.040
|
2.941
|
3.981
|
|
|
- Vốn ODA
|
240
|
-
|
240
|
|
3
|
Nguồn vốn do tổ chức, cá nhân đầu tư
|
4.388
|
7.482
|
11.870
|
22,27%
|
b) Theo lĩnh vực đầu tư:
Trong giai đoạn 2012 - 2020, tổng mức đầu tư cho phát triển Giao thông vận tải là 53.290 tỷ đồng, trong đó: Đường bộ chiếm 76,54%, phương tiện giao thông cơ
giới chiếm 21,67%, bến bãi đổ xe ô tô chiếm 0,53%, bến cảng biển chiếm 0,96%, đường thuỷ nội địa 0,19% và cơ khí giao thông chiếm 0,11%, cụ thể:
TT
|
Phân ngành
|
Giai đoạn
2012 - 2015
|
Giai đoạn
2016 - 2020
|
Tổng cộng
|
Kinh phí
(tỷ đồng)
|
Tỷ trọng
(%)
|
Kinh phí
(tỷ đồng)
|
Tỷ trọng
(%)
|
Kinh phí
(tỷ đồng)
|
Tỷ trọng
(%)
|
|
Vốn đầu tư phát triển GTVT
|
21.336
|
100,00
|
31.954
|
100,00
|
53.290
|
100,00
|
1
|
Đường bộ
|
16.666
|
78,11
|
24.122
|
75,49
|
40.788
|
76,54
|
2
|
Phương tiện giao thông cơ giới
|
4.268
|
20,00
|
7.282
|
22,79
|
11.550
|
21,67
|
3
|
Bến, bãi đổ xe ô tô
|
80
|
0,38
|
200,00
|
0,63
|
280
|
0,53
|
4
|
Bến, cảng biển
|
312
|
1,46
|
200,00
|
0,63
|
512
|
0,96
|
5
|
Đường thủy nội địa
|
|
-
|
100,00
|
0,31
|
100
|
0,19
|
6
|
Cơ khí giao
thông
|
10
|
0,05
|
50,00
|
0,15
|
60
|
0,11
|